Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Một số món ăn có nguyên liệu là cốm dẹp

motsomonanconguyenlieulacomdep


Cốm dẹp Bắc Minh tươi hoặc Cốm dẹp Bắc Minh sấy khô có thể trở thành nguyên liệu để chế biến một số món ăn đặc biệt như:

Chè cốm: Đây là món chè rất dễ thực hiện, chỉ bao gồm cốm, bột sắn dây, đường và chút nước hoa bưởi. Đun sôi nước đường, hòa chút bột sắn dây và chế vào nồi cho đến khi có độ sánh nhất định thì rải cốm vào, vẩy chút nước hoa bưởi và múc ra bát. Chè cốm thường dùng cốm cuối mùa, tương đối cứng.

Chè ngô cốm: Gần tương tự chè cốm nhưng có kèm thêm ngô nếp non và cơm dừa nạo, không cần nước hoa bưởi. Ngô nếp non bào ra, bỏ hết phần mày ráp, đun sôi trong nước cho đến khi chín nhừ thì đổ đường và chế thêm bột năng hoặc bột sắn dây cho đến khi nồi sánh thì rải cốm vào, múc ra bát và rắc chút dừa nạo.

Bánh cốm: Bánh làm từ cốm, nhân đậu xanh dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần, thường dùng cho lễ ăn hỏi. Cốm được trộn nước theo tỷ lệ nhất định, đảo đều trên lửa, hoặc hấp chín trộn chút đường và nước hoa bưởi. Nhân bánh được làm từ đậu xanh hấp chín xay nhuyễn sau đó ngào đường và lại đun nhỏ lửa. Sau đó cho dừa nạo và mứt bí xắt hạt lựu hoặc mứt sen. Công đoạn cuối cùng là gói bánh, với nhân được chia ra từng nắm nhỏ và áo bên ngoài bằng cốm đã chế biến. Tại Hà Nội, bánh cốm Hàng Than ngon nổi tiếng, thường được đặt hàng cho các lễ ăn hỏi hoặc đem biếu bạn bè phương xa.

Chả cốm: Chả làm bằng thịt lợn nạc (ngon nhất là nạc vai có chút mỡ lợn) và cốm (thường là cốm giữa mùa). Thịt nạc giã nhuyễn trộn với cốm và chút gia vị, nặn miếng hấp chín sau đó đem rán trong chảo mỡ. Vũ Bằng trong cuốn Món ngon Hà Nội cho rằng hương vị thanh tao của cốm không thể đi với hương vị tục của thịt.

Xôi cốm: Được làm từ cốm hơi già cánh, cốm cuối mùa. Cốm được đồ chín, sau đó trộn với hạt sen đã nấu nhừ giã nhỏ và một chút đường kính trắng.
Kem cốm, kẹo cốm: các món kem, kẹo có sử dụng cốm như một phần nguyên liệu, thường được sản xuất ở quy mô công nghiệp.

Nhãn:

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Nguyên liệu và quy trình chế biến Cốm dẹp Xanh

Nguyenlieuvaquytrinhchebiencomdepxanh


Nguyên liệu làm Cốm dẹp trong cộng đồng người Việt thường là lúa nếp non tuy có địa phương sử dụng thóc già tháng hơn. Có rất nhiều loại lúa nếp có thể làm Cốm dẹp như lúa lương phượng, lúa nếp thơm, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa, nhưng lúa nếp cái hoa vàng cho ra thành phẩm thơm ngon đặc biệt. Lúa gặt về tuốt hạt, sàng bỏ rơm và những hạt thóc lép, đãi qua nước rồi cho vào chảo rang. Bếp lò để rang Cốm dẹp nếu cầu kỳ thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi, và chảo rang thường bằng gang đúc. Cốm dẹp được rang trong lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều. Rang khoảng 30 phút thì xem thử bằng cách đặt 5 hạt lên miếng gỗ, dùng ngón tay miết mạnh, nếu thấy hạt "2 quằn 3 róc", tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng bị quằn lại, còn 3 hạt còn lại róc vỏ nhưng không bị quằn là được.

Thóc rang xong, người làm Cốm dẹp đợi nguội rồi cho từng mẻ, mỗi mẻ khoảng vài kilogam vào cối giã. Thóc được giã đều và vừa tay mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra sảy bỏ trấu rồi lại giã tiếp. Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 7 lần giã là hoàn tất. Tại làng Vòng, người giã cốm thường giã đến lần thứ 5 thì phân loại thành 3 loại: cốm rón, cốm non và cốm gốc, sau đó mới giã riêng từng loại trong hai lần cuối.

Cuối cùng, cốm thành phẩm sẽ được gói trong hai lớp lá, và buộc bằng lạt nếp màu xanh trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc; lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng.

Một số dân tộc thiểu số có thể làm cốm bằng cách luộc thóc nếp và giã thành Cốm dẹp. Cũng có khi trong cộng đồng người Việt, với trường hợp thóc hơi già tháng cũng thường được luộc cho mềm và giã thành cốm thay vì rang.



Nhãn:

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Cốm dẹp là gì và được làm như thế nào

comdeplagivaduoclamnhuthenao


Cốm dẹp là đồ ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, tuy bắt gặp tại nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam nhưng rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội.

Trong các dân tộc tại miền Bắc Việt Nam lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường.

Cốm Dẹp ở Việt Nam

Trong cộng đồng người Việt tại miền Bắc Việt Nam Cốm dẹp được làm từ lúa nếp non, ngon nhất là Cốm dẹp làm từ nếp cái hoa vàng, trong cả hai mùa: lúa chiêm và lúa mùa, tuy thường dùng lúa mùa vào khoảng cuối hè đầu thu (từ khoảng rằm tháng 7 đến hết tháng 9 âm lịch). Vào tháng 4, tháng 5 âm lịch có nơi như ở cánh đồng Gôi (Dịch Vọng, Từ Liêm, Hà Nội) đã gặt lúa sớm nên đã có cốm bán gọi là cốm chiêm. Cốm chiêm không khác cốm mùa, nhưng có lẽ do thời tiết còn nóng bức nên người ăn không cảm thấy ngon như cốm mùa Thu.

Tại Hà Nội bên cạnh cốm Vòng là cốm Lủ và cốm Mễ Trì. Các bà, các mẹ bán cốm thường ăn mặc theo lối xưa với khăn xếp, áo cánh cổ lá sen, gánh đôi thúng với một bó lạt bằng rơm nếp nhuộm mạ xanh ngắt gắn trên đầu quang gánh, và chiếc mẹt đặt úp trên một bên thúng xếp vài chiếc lá sen để gói cốm.

Từ Đèo Ngang trở vào trong Nam, cốm hay bánh cốm thường được làm từ lúa nếp già tháng hơn, gạo nếp, thậm chí là ngô, rang nở phồng sau đó ngào với đường.

Các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng có những loại cốm tương tự như cốm người Việt. Người Tày ở Yên Bái còn có lễ hội giã cốm mang tênTăm Khảu Mau. Lễ hội tổ chức tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch, là lúc lúa nếp vừa chớm vào trắc, hạt lúa ngả màu vàng nhạt là thời điểm người dân tập trung làm cốm. Cốm được làm từ thóc nếp. Để làm cốm thóc được chọn rất cầu kỳ, phải là thóc nếp hạt mẩy và có màu vàng nhạt đều. Cốm được làm theo hai cách, hoặc có thể luộc thóc hoặc rang thóc vừa chín tới, sau đó để nguội rồi đem giã, sàng sẩy để loại bớt vỏ trấu rồi đem bỏ vào đuống giã tiếp.

Dân tộc Mường tại Việt Nam có lễ hội giã cốm gõ máng, tổ chức vào mùa xuân.

Dân tộc Thái tại huyện Phong Thổ có hẳn một lễ hội cốm mang tên Kin Lẩu Khẩu Mẩu, cũng là nơi người dân cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển. Không những thế lễ hội còn là nơi giao lưu tình cảm giữa các cư dân trên địa bàn. Lễ hội đã từng bị mai một vào năm 1946 và thời gian gần đây được phục dựng trở lại, tổ chức rằm tháng 9 (âm lịch). Cốm Thái cũng dùng lúa non như cách của người Việt Bắc Bộ và thường gọi là khầu hang.

Cộng đồng dân tộc Khơ Mú tại Sơn La, Việt Nam trong tháng 8, tháng 9 âm lịch sẽ lên nương trong vai "mẹ lúa" (Ma ngọ) và cắt những bông xanh về làm cốm, bông vàng đem luộc chín phơi khô làm gạo luộc thóc non. Cốm và gạo non (thóc luộc) được dùng để làm lễ Mah Quai, ý nghĩa là dâng cơm, lúa non cho tổ tiên, ma nhà

Nhãn:

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Cách làm cốm dẹp xanh Bắc Minh

canhlamcomdepxanhbacminh


Hương cốm hòa quyện với nước dừa béo ngọt rất ngon. Mời bạn tham khảo cách làm cốm dẹp sau đây.

Nguyên liệu:

_ 500g cốm dẹp xanh
_ 200g cơm dừa nạo
_ 200ml nước dừa xiêm hoặc nước cốt dừa*
_ 100g đường cát
_ 30ml nước cốt lá dứa**

* Dùng nước dừa xiêm thì ít béo hơn dùng nước cốt dừa. Nước cốt dừa ở đây chính là nước dảo dừa, tức là có cho nước vào dừa và vắt lấy.
** Lá dứa mua về cắt nhỏ cho vào máy xay với chút nước, sau đó vắt lấy phần nước.

Cách làm :
1/ Khuấy tay nước cốt dừa (hoặc nước dừa xiêm) + nước cốt lá dứa + đường.
2/ Cốm mua về cho vào rây rây sơ lại, sau đó dùng khăn ẩm lau qua cho sạch.
3/ Dàn cốm ra khay, vừa đổ từ từ hh 1 vào cốm và dùng muỗng đũa xới đảo đều đến khi thấy cốm nở dẻo dẻo là đc. (ko nhất thiết phải cho hh 1 vào hết)
4/ Trộn cơm dừa nạo vào xới đều.

Nhãn:

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Cách làm món cốm dẹp

Từ cốm dẹp, bà nội trợ có thể làm ra nhiều món ngon khác đãi khách hoặc dùng trong gia đình. Cách làm các món ăn từ cốm đơn giản, không cầu kỳ nhưng cũng mất nhiều thời gian. Đặc biệt là cần phải lựa chọn cốm nếp ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

com-dep-nep


Món cốm xào thơm ngon mang tinh túy của hương đồng, gió nội, hấp dẫn bao thực khách

Dưới đây Chất lượng Việt Nam giới thiệu một số cách chế biến món ngon từ cốm nếp.

Cách làm món cốm xào:

Cũng như cốm tươi, cốm xào là món ăn thanh cảnh, không phải ăn lấy no. Người ăn thường xắt ra từng miếng và thưởng thức cùng một ly trà sen “bốc khói”. Nhất là dưới ánh trăng rằm, trời thu se lạnh, còn gì tuyệt vời hơn khi nhâm nhi từng miếng cốm xào.

Các bước chuẩn bị nguyên liệu: Cốm mềm và dẻo 200g; Đường kính trắng; 1 thìa cà phê; Cùi dừa bánh tẻ nạo sợi 20g; Vừng trắng rang 50g; Nước cốt dừa 100ml; Một thìa cà phê mỡ gà nước.

Các bước làm như sau: Đặt chảo lên bếp cho nóng già rồi cho mỡ gà vào láng đều mặt chảo. Cho cốm vào xào trong chảo lửa vừa. Để cốm không bị khô, có thể cho thêm chút nước để cốm được mềm và chín nhanh hơn. Khi hạt cốm đã mềm, cho nước cốt dừa và đường trắng đã hòa tan vào đảo nhanh tay bằng đũa gỗ. Khoảng 5 phút cốm dừa và đường đã hòa quyện vào nhau. Bắc chảo ra và xúc cốm ra đĩa. Tùy từng sở thích mà có thể cho thêm vừng vào cốm đã xào. Rắc thêm dừa đã nạo thành sợi lên trên cốm đã xào. Khi cốm xào nguội bạn có thể bọc lại trong lá sen để tránh bị khô và lưu giữ hương thơm của cốm xào.

Nhãn: